go88.com là link chính hãng duy nhất

Cha mẹ 'anti vắc xin', trẻ đối mặt với nguy hiểm

Cập Nhật:2024-12-25 15:50    Lượt Xem:151

Cha mẹ 'anti vắc xin', trẻ đối mặt với nguy hiểm

Go88 vin App tại

Cha mẹ 'anti vắc xin', trẻ đối mặt với nguy hiểm - Ảnh 1.

Bệnh nhi bị sởi biến chứng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ "anti vắc xin", sợ tác dụng phụ không cho con tiêm, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.

Không cho con tiêm vắc xin vì sợ đủ thứ

Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị cho không ít trường hợp gặp biến chứng sởi do cha mẹ phản đối tiêm vắc xin.

Bệnh sởi tăng tại TP.HCM, phát hiện nhiều trường học bỏ sót trẻ chưa tiêm vắc xinTP.HCM được tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổiSố ca mắc sởi lại tăng, TP.HCM khẩn trương bổ sung 2 nhóm đối tượng tiêm vắc xin

Điển hình trường hợp bé 4 tuổi (ngụ TP.HCM) được đưa vào khoa nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng ho nhiều không đỡ.

Bé được chẩn đoán bị biến chứng viêm phổi do sởi. Qua khai thác bệnh sử, người cha cho biết trẻ chưa từng tiêm phòng vì mẹ bé "anti vắc xin". Mặc dù đã giải thích cho mẹ bé nhiều lần nhưng cũng đành bất lực.

Hay như mới đây, một bé gái sinh năm 2023, ngụ tại phường Linh Chiểu (TP Thủ Đức) đã tử vong sau khi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 khoảng 8 ngày với chẩn đoán nhiễm trùng huyết - viêm phổi nặng hậu sởi.

Tiền sử trẻ có cơ địa suy dinh dưỡng, bị tật thiểu sản phổi phải bẩm sinh thế nhưng lại chưa được gia đình cho tiêm vắc xin phòng sởi.

Còn ở Đồng Nai, nơi có số ca sởi gia tăng nhiều nhất tại khu vực phía Nam, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho hay tính đến ngày 5-12 toàn tỉnh ghi nhận 3.946 ca mắc sởi.

Trong khi độ phủ vắc xin ngừa sởi ở Đồng Nai đã đạt trên 97% nhưng có đến 93,4% người mắc sởi chưa tiêm vắc xin.

Theo tìm hiểu, ngoài những trường hợp bất khả kháng như trẻ có bệnh nền (tim, phổi bẩm sinh) không dám tiêm ngừa hoặc bị bệnh trong kỳ tiêm chủng nên bỏ qua tiêm ngừa sởi, một bộ phận phụ huynh lựa chọn "anti vắc xin" (còn gọi là trào lưu chống vắc xin) khiến tỉ lệ tiêm chủng chưa cao.

Ghi nhận tại nhóm "Hội không tiêm vắc xin đã thành công thực tiễn, chiến thắng dịch bệnh" trên mạng xã hội Facebook với hơn 4.700 thành viên liên tục đăng tải các bài viết phản đối việc tiêm tất cả các loại vắc xin, trong đó có sởi cho cả trẻ em và phụ nữ có thai.

Một tài khoản đăng bài viết cho hay: "Có con gái sinh năm 2021 ở TP.HCM, bo trong tài xu là gì do né không cho con tiêm vắc xin từ nhỏ, 98win Vin nay nhà trường tầm soát tiêm phòng, ban ca vang doi thuong ai có thể cho mình xin bản phô tô tiêm cho con sinh năm 2021 để mình chống chế với nhà trường?".

Một số tài khoản khác đăng bài viết thắc mắc có nên cho con đi tiêm sởi không? Lập tức nhiều người "nhảy" vô cho rằng không nên tiêm cho con vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: "Tiêm là giết con mình", "tiêm về bị sốt, co giật, tự kỷ, giảm sức đề kháng".

Đáng nói nhiều tài khoản cá nhân còn bày cách né tránh tiêm phòng khi trạm y tế địa phương nhắc nhở đến lịch tiêm như: nói là bận, đi công tác, bảo quên…, thậm chí có bầu cũng không nên tiêm bất cứ loại vắc xin nào vì gây ra nhiều biến chứng.

Nguy cơ tử vong nếu không được tiêm vắc xin

Nói về trào lưu "anti vắc xin", bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho hay không chỉ sởi mà một bệnh dịch dù đã có vắc xin rồi nhưng số ít phụ huynh vẫn không đưa con đi tiêm chủng.

Bác sĩ Nghĩa nhấn mạnh vắc xin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh. Từ khi các nhà khoa học phát minh ra vắc xin, đây được xem là cuộc cách mạng y khoa và là món quà vô giá cho nhân loại. Các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa thì phương pháp phòng bệnh chính vẫn là tiêm vắc xin.

Theo bác sĩ Nghĩa, một số trẻ bị tác dụng phụ sau tiêm ngừa vắc xin nên người dân hoang mang.

Song các phản ứng phụ do vắc xin thường là nhẹ, số lượng rất ít so với tổng số người được tiêm. "Như vậy tác dụng tốt của vắc xin lớn hơn rất nhiều so với tác dụng phụ. Hiện nay vắc xin là số 1 trong phòng chống dịch bệnh", bác sĩ Nghĩa khẳng định.

Cùng nhận định, một bác sĩ làm y tế dự phòng nhiều năm ở Đồng Nai cho rằng "anti vắc xin" là một phần nguyên nhân độ phủ vắc xin chưa tuyệt đối.

"Với việc số ca mắc tăng cao và đã có người chết thì trào lưu "anti vắc xin" sẽ gây khó khăn cho ngành y tế trong việc khống chế dịch", vị bác sĩ này nói.

Coi chừng các biến chứng nguy hiểm

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Dư Tuấn Quy, trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho hay một vấn đề đáng lo ngại là khi trẻ mắc sởi nhập viện, hỏi về tiền sử tiêm chủng, hầu hết các trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ hai mũi.

Khoảng 10-12% phụ huynh vẫn có quan điểm phản đối vắc xin, đặc biệt là với trẻ lớn. Một số phụ huynh cho rằng tiêm vắc xin sởi có thể gây ra tự kỷ cho trẻ, hoặc cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ không cần tiêm, thực tế vắc xin sởi lại rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ được ghi nhận.

Theo bác sĩ Quy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ mắc sởi có thể có các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm ruột, thậm chí gây tử vong.

"Việc điều trị bệnh sởi ở giai đoạn nặng đòi hỏi bệnh nhi phải nhập viện, làm mất thời gian của phụ huynh và tốn kém chi phí điều trị.

Trong khi đó, sởi là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Trẻ trong độ tuổi có thể tiêm ngừa miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắc xin sởi nếu được tiêm đủ theo phác đồ có khả năng bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc bệnh đến 98%.

Ngoài ra, người lớn nên tiêm nhắc vắc xin sởi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu không tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như sẩy thai hoặc chết lưu", bác sĩ Quy thông tin.

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cũng cho hay bệnh sởi không phải là bệnh truyền nhiễm mới, nhưng bệnh vẫn đủ độc và mạnh để gây ra các trận dịch lớn khi việc tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa khác không được đảm bảo.

Trước khi có vắc xin phòng ngừa sởi vào năm 1963, 90% người lớn ở độ tuổi 20 đều đã từng bị bệnh sởi vì khả năng lây lan cực nhanh và kéo dài, hệ số lây nhiễm Ro của bệnh sởi rất cao, từ 12-18 (nghĩa là cứ 1 người bị bệnh có thể lây cho 12-18 người), cao hơn rất nhiều so với chỉ số Ro của bệnh COVID-19 là 2-5.

PGS Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng để kiểm soát hiệu quả dịch sởi, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vắc xin.



Powered by Tài xỉu go88 @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by站群 © 2013-2024